Giá vàng tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và thương mại toàn cầu leo thang. Sáng ngày 17/04/2025, vàng thế giới mở phiên ở mức 3.357,88 USD/ounce, đánh dấu mức đỉnh mới và nâng tổng mức tăng từ đầu năm đến nay lên hơn 40%.
Với triển vọng các yếu tố rủi ro tiếp tục gia tăng, giới phân tích dự báo giá vàng có thể tiến tới mốc 3.500 USD/ounce trong năm 2025, và mức giá hiện tại vẫn chưa phải đỉnh.

Động lực đằng sau đà tăng bền vững của vàng
Hai nguyên nhân then chốt đang thúc đẩy làn sóng mua vàng trên quy mô toàn cầu:
1. Trung Quốc tung “bài tẩy” đất hiếm: Đòn giáng trực tiếp vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bước sang giai đoạn mới – không chỉ là áp thuế, mà là sử dụng tài nguyên chiến lược để gây áp lực địa kinh tế.
- Trung Quốc khai thác 60–70% sản lượng đất hiếm toàn cầu.
- Đặc biệt, Trung Quốc tinh luyện 85–90% đất hiếm trên thế giới, và nằm quyền kiểm soát ~95% chuỗi cung ứng đất hiếm nặng.
- Quá trình tinh luyện đất hiếm rất độc hại, tốn nhiều chi phí môi trường, điểm mà Trung Quốc chấp nhận để giành lợi thế.
Sơ đồ chuỗi cung ứng đất hiếm:
Khái thác đất hiếm -> Tinh luyện (Trung Quốc chiếm ~90%) -> Sản xuất linh kiện cao cấp -> Ô tô điện, thiết bị quân sự, điện thoại thông minh
Hậu quả:
- Ngắt nguồn đất hiếm sẽ đẩy chi phí sản xuất điện thoại, xe ô tô điện tăng 5–6 lần.
- Thị trường tiêu dùng sẽ đìu hiu, doanh nghiệp đắp chiếu.
Ngoài ra, cuộc chiến tranh tài nguyên đất hiếm còn bảo trùm Ukraine:
- Nga muốn sáp nhập vùng đất hiếm.
- Mỹ muốn Ukraine bán tài nguyên cho mình.
- Trung Quốc hậu thuẫn Nga đẩy Mỹ ra khỏi khu vực.

2. Trái phiếu Mỹ: “Vũ khí tài chính” âm thầm đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Trung Quốc hiện là một trong những chủ nợ lớn nhất của Mỹ thông qua việc nắm giữ lượng lớn trái phiếu Kho bạc.
- Chỉ cần Bắc Kinh bán ra trái phiếu một cách nhỏ giọt, lợi suất trái phiếu Mỹ sẽ tăng vọt.
- Khi lợi suất tăng, FED buộc phải duy trì mức lãi suất cao, làm suy yếu khả năng kích thích nền kinh tế.
- Môi trường lãi suất cao kéo dài sẽ đẩy doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ vào thế khó, gia tăng rủi ro phá sản hàng loạt.
Năm 2023, thị trường Mỹ từng chứng kiến một số ngân hàng lớn phá sản, nguyên nhân trực tiếp từ khủng hoảng danh mục trái phiếu trong bối cảnh lợi suất biến động mạnh.
Tình thế hiện tại đặt FED vào thế tiến thoái lưỡng nan:
- Nếu giảm lãi suất để hỗ trợ kinh tế, đồng USD suy yếu và lạm phát có nguy cơ quay trở lại.
- Nếu giữ lãi suất cao để bảo vệ đồng USD và trái phiếu, nền kinh tế sẽ chịu thiệt hại lớn hơn.

Kết luận: Vàng củng cố vai trò “vua” trong môi trường rủi ro
Khi các mối nguy hiểm từ chiến tranh thương mại, địa chính trị và bất ổn tài chính toàn cầu tiếp tục gia tăng, vàng đang củng cố vai trò là kênh trú ẩn an toàn tối ưu.
Trong bối cảnh các “quả bom nợ” như đất hiếm và trái phiếu Mỹ có thể kích hoạt bất kỳ lúc nào, đà tăng của vàng được kỳ vọng sẽ còn tiếp tục trong trung hạn, với mục tiêu giá 3.500 USD/ounce trong năm 2025 ngày càng trở nên khả thi.
Các nhà đầu tư cần:
- Tăng cường phân bổ tài sản vào vàng và các tài sản phòng thủ.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến cuộc chiến tài nguyên và địa chính trị thế giới.
- Chuẩn bị cho những biến động lớn trên các thị trường tài chính trong thời gian tới.